0
 Ngày nay một bộ phận lớn gia đình đã chuyển sang dùng bếp từ: Bếp từ Nội Địa, Bếp từ Đông Nam Á, Bếp từ nhập khẩu châu Âu, Bếp từ ĐỨC... Bởi thiết kế sang trọng, an toàn. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn 5 kinh nghiệm bảo dưỡng, tăng tuổi thọ bếp từ cơ bản, dễ dàng cho mọi gia đình. Cách bảo dưỡng, lưu ý trong quá trình sử dụng các dòng bếp dù là bếp từ nội địa hay bếp từ Đức cũng đều tương tự nhau:
sửa chữa bảo dưỡng vệ sinh bếp từ đức ducshop.net
Sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh bếp từ Đức

1/ Kiểm tra dòng điện định mức
 Với bếp từ Đức hay bếp từ nhập khẩu châu Âu trước khi lắp đặt ta phải xem rõ điện áp định mức của bếp. Thường bếp từ nhập khẩu ĐỨC và Châu Âu hoạt động với điện áp 100V nên muốn sử dụng với điện áp 220V ta phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn. Các phích ổ cắm phải trên 5 Ampe không nên cắm chồng lên dùng chung. Tiết diện 0,75 mm2 đảm bảo an toàn nên có dây tiếp đất.

2/ Bảo vệ bếp - tránh xa vật dụng dễ nhiễm từ 
Không đặt các vật dụng như dao, dĩa, vung nồi lên mặt bếp; bát, đĩa tráng men cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm từ khi bếp đang hoạt động.. Các thiết bị điện tử ta cũng nên để cách xa bếp từ khoảng 1 mét.

3/ Nguyên tắc nắp đặt bếp 
Nắp đặt bếp nên để bếp tránh xa những nơi có hơi nóng, hơi nước. Vì nếu như bị hơi nước vào đĩa từ hơi âm nhiều hoặc quá nhiệt sẽ làm cháy linh kiện bếp rất khó thay thế đặc biệt bếp từ nhập khẩu Đức hay Châu Âu. Khi nắp đặt đảm bảo cách tường ít nhất 10cm và các vật dụng khác ít nhất 5cm. Môi trường sử dụng bếp từ thường là 10-40 độ C.
lắp đặt bếp từ âm đức
lắp đặt bếp từ âm Đức


4/ Chọn nồi cho bếp từ
 Bếp từ là loại bếp kén nồi nấu. Khi mua nồi, chảo cho bếp từ bạn nên chọn chất liệu dẫn điện kém như sắt. Chảo làm từ gang, thép không gỉ, inox.. cũng là lựa chọn tốt cho bếp từ. Phương pháp kiểm tra chảo, nồi có dùng được cho bếp từ không ta chỉ cần dùng miếng nam châm dính dưới đáy nồi. Nếu thanh nam châm dính vào đáy nồi chứng tỏ nồi dùng được cho bếp từ.

5/ Bảo dưỡng bếp trong quá trình sử dụng
- Nấu, rang đồ ăn hạn chế rời khỏi bếp làm việc khác. Công suất bếp rất lớn có thể làm cháy nồi, nứt mặt bếp. Dùng bếp xong chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp dần rồi mới ngắt công tắc điện.
- Lau dọn vệ sinh bếp thường xuyên, sau khi dùng bếp, lấy vải ướt chấm nước tẩy rửa trung tính lau chùi mặt bếp. Không dùng các hóa chất mạnh: Dầu hỏa, bàn chải sắt, dội nước trực tiếp... để rửa bếp. Bếp để lâu không dùng nên lau chùi sạch sẽ rồi đóng gói để đảm bảo.

Trên đây là 5 kinh nghiệm bảo dưỡng, chăm sóc tăng tuổi thọ của bếp từ. Giúp cho gia đình bạn có thể tự bảo dưỡng bảo trì bếp từ.


Đăng nhận xét

 
Top