0
   Ngày nay, phần lớn gia đình sử dụng bếp từ cho việc đun nấu. Do bếp từ đẹp mắt phù hợp để trang trí nhà bếp, lại có công suất nấu cao. Nhưng trong quá trình sử dụng, bếp từ thường báo lỗi vô cớ làm người nấu cảm thấy phức tạp, khó chịu khi nấu ăn. Sau đây Blog sẽ tổng hợp các lỗi cơ bản thường gặp của Bếp từ nội địabếp từ nhập khẩu Đức:
1/ Đèn hiển thị lỗi E0 ( Kèm tiếng kêu bíp gián đoạn)
- Nguyên nhân: Không có dụng cụ nấu trên mặt bếp hoặc dụng cụ nấu không phù hợp cho bếp như nồi sứ, thủy tinh, nồi đất... Cũng có thể đường kính dụng cụ nấu nhỏ hơn 10cm. Bếp không nhận diện được đáy nồi tiếp xúc mặt bếp.
- Khắc phục: Đặt dụng cụ nấu lên bếp, lỗi được khắc phục. Nếu đã đặt nồi lên mặt bếp, bếp vẫn kêu báo lỗi khi đó có thể dụng cụ nấu không phù hợp cho bếp từ. Cần xem lại nồi nấu từ có phù hợp với bếp hay không. Xem lại nồi từ nào sử dụng được cho bếp từ ở bài trước.

2/ Đèn hiển thị lỗi E1 ( Thi thoảng các dòng bếp từ Đức hiển thị EC)
- Nguyên nhân: Do bếp quá nóng, bếp đã đun nấu trong thời gian dài công suất điện lớn dẫn đến quạt thông gió không hoạt động hoặc kém hiệu quả. Khiến cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo và ngừng hoạt động.




- Khắc phục: Tắt bếp trong vòng ít nhất 10-20 phút để quạt gió bếp hoạt động trở lại làm mát bếp. Lưu ý: Trong thời gian đó ta nên nhấc nồi  ra khỏi mặt bếp, có thể bật thêm quạt chiếu vào bếp để tản nhiệt nhanh hơn cho bếp.

3/ Đèn hiển thị lỗi E2
- Nguyên nhân: Nguồn điện cao hơn 260V. Cũng có thể do nồi, chảo đặt lên bếp đang hoạt động trong 1 khoảng thời gian nhưng vẫn chưa có đồ ăn. Bếp từ chuẩn Đức thường nhận diện rất tốt lỗi E2 này.
Khắc phục:
+ Nếu là lỗi nguồn điện quá cao hơn 260V, ta nên dùng thêm ổn áp.
+ Lỗi do trong nồi không có đồ ăn. Ta cần nhanh chóng cho đồ ăn vào nồi. Nhưng nếu đã cho đồ ăn vào nồi, chờ một lúc bếp từ vẫn kêu bi gián đoạn báo lỗi ta nên tắt bếp khoảng 10-20 phút rồi bật bếp dùng lại.
4/ Đèn hiển thị lỗi E3
Nguyên nhân: Nguồn điện thấp hơn 170V hoặc quá tải nguồn điện.
Khắc phục: Tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện có ổn định không. Tốt nhất nên dùng ổn áp ngay từ đầu. Dùng dây điện trên 5A cho bếp. Đặc biệt Bếp từ chính hãng Đức có công suất đun nấu lớn lại đắt tiền. Khi nắp đặt nên bố chí ổn áp hoặc đấu luôn với áp tổng phòng khi chập cháy, quá tải.

5/ Đèn hiển thị lỗi E4 (Kèm tiếng bíp gián đoạn)
- Nguyên nhân: Dòng điện quá cao, Nhiệt độ dụng cụ nồi nấu cao hơn 280 độ C.
- Khắc phục: Tắt bếp kiểm tra dòng điện. Chờ bếp nguội tiếp tục đun nấu.

6/ Đèn hiển thị lỗi E5 
Nguyên nhân: Cảm trở biến IGBT bị quá nhiệt
Khắc phục: Lỗi này khắc phục dễ dàng bằng cách: Tắt bếp , chờ bếp nguội khoảng 10-20 phút rồi bật bếp cho bếp hoạt động trở lại.

7/ Đèn hiển thị lỗi E6 (Kèm tiếng bíp gấp)
Nguyên nhân: Đáy dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao, cảm biến nhiệt bị lỏng hoặc đã tự ngắt.
Khắc phục: Không nên dặt đáy nồi có nhiệt độ quá cao lên bếp. Tránh trường hợp mặt kinh bị nứt vỡ do sốc nhiệt. Bếp từ Đức có cấu tạo rất mạnh về cảm ứng tự động ngắt nhiệt và tắt bếp tự động. Để khắc phục những lỗi như này.

Đây là 7 lỗi cơ bản hay gặp nhất của bếp từ nội địabếp từ nhập khẩu Đức. Ngoài ra còn một số lỗi hiếm gặp ở bếp từ Đức nhưng bếp từ nội địa hay gặp như:

- Lỗi AD: Nồi nấu quá nóng, đáy bếp không bằng phẳng có vật cản làm bếp tiếp xúc với nồi kém.
Khắc phục: Kiểm tra lại dụng cụ nấu, chờ bếp nguội lau sạch bếp nồi trước khi nấu trở lại.

- Lỗi EF: Báo bề mặt ướt
Khắc phục: Lau sạch cho khô bếp rồi quay lại việc đun nấu.

Vậy là từ giờ các bạn đã có thể tự khắc phục lỗi bếp từ rồi đấy. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng bên gia đình cùng người thân.

Viewbeps là Blog chuyên về bếp từ nhập khẩu châu Âu. Chuyên nghiên cứu, đưa tới tin tức mới nhất về các dòng bếp từ Đức, bộ nồi đức cũng như hàng xách tay Đức..

>> Click để xem ngay trọn bộ bếp từ Đức chính hãng tại Hà Nội

                                                                                                                    (Nguồn Ducshop.net)




Đăng nhận xét

 
Top